Filler
FILLER LÀ GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI MUỐN LÀM ĐẸP BẰNG FILLER
Trong xã hội hiện đại ngày nay, vẻ đẹp ngoại hình ngày càng nhận được sự quan tâm, chú ý không chỉ của chị em phụ nữ mà cả nam giới. Những tiến bộ của khoa học công nghệ đã mang đến nhiều cách làm đẹp khác nhau, trong đó có filler. Vậy, filler là gì? Làm đẹp bằng filler cần lưu ý những gì?
1. Filler là gì?
Filler là một trong những chất được sử dụng để làm đẹp mà không cần xâm lấn, mang lại hiệu quả cũng như độ an toàn cao cho con người.
Đây là tên gọi khác của chất làm đầy - chất chứa thành phần chính là hyaluronic acid. Hyaluronic acid vốn được biết đến với khả năng giữ nước siêu việt, chúng nằm ở lớp trung bì của da, không chỉ giúp mang lại sự đàn hồi, hạn chế nếp nhăn mà còn có tác dụng bôi trơn một cách hiệu quả các cơ xương khớp.
Hyaluronic acid tồn tại trong tất cả các tế bào, song nhiều nhất là tại một số vị trí như vùng da ở môi, mắt, tại mô liên kết, xương, sụn,... Thông thường, cơ thể của mỗi chúng ta đều có khả năng tổng hợp loại acid này một cách tự nhiên, song qua thời gian, do tuổi tác và một số yếu tố khác, khả năng này bị suy giảm đi.
Điều này sẽ khiến cho bề mặt da bị nhăn nheo, kém săn chắc và tươi sáng. Chính vì vậy, filler với thành phần chính là hyaluronic acid sẽ được tiến hành tiêm vào một số vị trí nhằm lấp đầy nếp nhăn, rãnh hằn, khiến cho da căng mọng, khỏe đẹp hơn.
Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa filler với botox. Cho dù cùng là phương pháp thẩm mỹ không cần xâm lấn song botox chủ yếu là ức chế sự hình thành cũng như xuất hiện các nếp nhăn còn filler lại lấp đầy chúng.
2. Tác dụng và những ứng dụng của filler
Khi trả lời cho câu hỏi filler là gì, chúng ta có thể phần nào hiểu được tác dụng chính của filler.
Đối với da, khi tiêm filler, da sẽ căng mịn, hồng hào hơn, trở nên trẻ trung và có sức sống hơn. Chính vì vậy, filler sẽ được tiêm vào các vị trí trên gương mặt như: rãnh cười, đuôi mắt, xóa nếp nhăn trên môi,...
Tuy nhiên, ứng dụng của nó còn nhiều hơn thế, đó là:
- Tạo hình, thay đổi một số điểm, chẳng hạn: tạo gò má cao, khiến má hóp trở nên bầu bĩnh, làm đầy thái dương, tạo môi dày, nâng cao và làm thon gọn mũi, tạo hình cằm,...
- Tiêm vào một số bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn: vào bàn tay để khắc phục tình trạng gầy guộc, gân guốc, chỉnh sửa đầu gối cong vẹo, giúp chân thẳng hơn,... Không chỉ có chị em phụ nữ, nhiều nam giới cũng sử dụng cách tiêm filler để có được dáng mũi to hơn, tai dày hơn với mong muốn cải thiện phong thủy.
3. Tiêm filler có an toàn không?
Có được một ngoại hình đẹp là điều mà hầu như ai cũng mong muốn. Chính vì vậy, hiện nay, tìm đến các phương pháp thẩm mỹ đang được nhiều người quan tâm. So với phẫu thuật thẩm mỹ thì tiêm filler có thể được nhiều người lựa chọn hơn bởi tính ứng dụng rộng rãi, thời gian thực hiện nhanh, lại không xâm lấn nên phục hồi cũng nhanh hơn.
Filler đã được nghiên cứu và chế tạo với các thành phần gần như tương thích hoàn toàn với cơ thể để tạo sự an toàn. Hơn nữa, nó có thể tự tan, được đào thải ra khỏi cơ thể sau một thời gian.
Mặc dù vậy, không ít người đã gặp phải những biến chứng như: bị lệch, cứng, không tan, sẹo, nguy hiểm hơn là mù mắt, hoại tử, nhiễm trùng và thậm chí là tử vong.
Vậy, tình trạng này có thể là do đâu?
Do chất lượng của filler
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến đầu tiên dẫn tới những tình trạng như trên. Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều loại filler không đảm bảo chất lượng, chưa được chứng nhận y tế nhưng vẫn lưu hành một cách công khai. Nhiều người do lợi nhuận đã đánh vào tâm lý của đối tượng khách hàng kém hiểu biết hoặc thu nhập không cao, dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Các loại filler được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay
- Filler Juvederm.
- Filler Teoxane.
- Filler Restylane.
- Filler E.P.T.Q Hàn Quốc.
- Filler Xcelens.
- Filler Losdeline.
- Filler Danae.
- Filler Sardenya.
Do trình độ của người thực hiện
Với nguyên nhân này, có thể xảy ra trường hợp:
- Đối với những người không được đào tạo bài bản, thường hành nghề tại các spa, bệnh viện thẩm mỹ chưa được kiểm chứng chất lượng, chưa được cấp phép, thậm chí là ở cả những tiệm cắt tóc, gội đầu hoặc cơ sở làm đẹp tại nhà. Nếu họ lại sử dụng cả filler không đảm bảo chất lượng thì hậu quả xảy ra không thể lường hết được.
- Trường hợp thứ hai là những người chưa có nhiều kinh nghiệm nên khi thực hiện, vết tiêm có thể quá nông hoặc lại quá sâu khiến filler không mang lại tác dụng. Thậm chí, khi tiêm đúng vào động mạch, có thể gây ra xuất huyết tiền phòng hoặc mù mắt.
- Một số nguyên nhân khác, bao gồm: điều kiện cơ sở không được đảm bảo vô khuẩn theo tiêu chuẩn y tế, tiêm quá liều lượng. Cũng có trường hợp bệnh nhân dị ứng với thành phần của chất tiêm song lại không được kiểm tra, thử nghiệm cẩn thận, dẫn tới phản ứng.
4. Làm thế nào để sử dụng filler một cách an toàn và hiệu quả?
Cùng với câu hỏi filler là gì thì sử dụng filler như thế nào để đạt được sự an toàn và hiệu quả cao cũng là điều chúng ta cần quan tâm.
Trang bị kiến thức cơ bản
Trước khi sử dụng bất kỳ một phương pháp nào, bạn cần trang bị cho bản thân những hiểu biết cơ bản. Với filler, ngoài nội dung filler là gì, bạn nên biết rằng đây là phương pháp làm đẹp không vĩnh viễn bởi chúng sẽ được đào thải khỏi cơ thể trong một thời gian nhất định.
Tìm tới sự tư vấn của chuyên gia
Không phải tất cả các trường hợp đều có thể sử dụng filler. Dù rất hiệu quả trong việc lấp đầy hay xóa nếp nhăn song, trong việc điều chỉnh hình dáng, chẳng hạn về mũi, filler chỉ được thực hiện trong trường hợp có ít khuyết điểm. Với những trường hợp khuyết điểm nhiều hoặc muốn thay đổi hoàn toàn, filler không đáp ứng được.
Cùng với đó, những người có cơ địa dị ứng cũng không được áp dụng cách này.
Tìm tới cơ sở uy tín, chất lượng
Dù là xâm lấn hay không xâm lấn thì chúng cũng có tác động nhất định tới cơ thể. Chính vì vậy, cần được thực hiện cẩn trọng, đúng yêu cầu về kỹ thuật và đảm bảo chất lượng.
5. Phân biệt các loại filler
Phân biệt các loại filler là việc làm quan trọng và cần thiết trước khi quyết định sử dụng phương pháp làm đẹp này. Filler là thuật ngữ dùng để chỉ các chất làm đầy mô mềm được tiêm vào dưới da ở các độ sâu khác nhau để giúp điều chỉnh các khuyết điểm trên khuôn mặt và nâng cao các đặc điểm thẩm mỹ. Filler được chia làm ba loại:
Filler vĩnh viễn (không tan)
Chất làm đầy vĩnh viễn chính là silicon dạng lỏng, loại này từng được sử dụng trong các phẫu thuật nâng ngực và làm đầy môi tại Việt Nam vào những năm 1991. Tuy nhiên, do những tác động phụ nghiêm trọng mà nó gây ra, silicon đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới.
Filler bán vĩnh viễn (tan một phần)
Đây là một hợp chất kết hợp giữa filler vĩnh viễn và axit Hyaluronic hoặc collagen. Chúng giúp làm đầy các nếp nhăn sâu và khôi phục làn da. Loại này thường là gel lỏng và bao gồm các hạt Microsphere, có thể duy trì hiệu quả từ 12-18 tháng.
Filler không vĩnh viễn (tan hoàn toàn)
Filler không vĩnh viễn có tuổi thọ từ 4-18 tháng và bao gồm các dạng sau:
- Collagen dạng tiêm: Chất làm đầy collagen đã qua xử lý, đóng ống để tiêm vào da. Tuy nhiên, dạng này có độ kích ứng da cao nên luôn cần phải thử nghiệm da trước khi tiêm.
- Axit Hyaluronic: Được biết đến là nhóm filler an toàn và hiệu quả nhất, không gây kích ứng và có thể phân giải tự nhiên trong cơ thể. Tại Việt Nam, những loại filler này thường được gọi là Restylane, Juvederm, Perlane, Teoxane, Prevelle.
- Radiesse, Scultra: Nhóm filler này có tác dụng kéo dài khoảng 18 tháng và hiện chưa có mặt trên thị trường Việt Nam.
5. Câu hỏi thường gặp về Filler
Filler là gì? Có phải là chất làm đầy da không?
Filler là chất làm đầy dạng gel (thường chứa Hyaluronic Acid) giúp cải thiện nếp nhăn, tạo đường nét cân đối. Đây là phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật, nhưng cần thực hiện tại cơ sở uy tín.
Tiêm Filler có an toàn không?
Filler được Bộ Y Tế cấp phép nếu đạt chuẩn. An toàn phụ thuộc vào:
- Tay nghề bác sĩ (cần chứng chỉ hành nghề).
- Nguồn gốc Filler (rõ xuất xứ, tem chống hàng giả).
- Cơ địa từng người (test dị ứng trước nếu cần).
Filler có gây tác dụng phụ không?
Một số trường hợp có thể gặp:
- Sưng nhẹ, bầm tím (hết sau 3–7 ngày).
- Tắc mạch (hiếm, nếu tiêm sai kỹ thuật).
→ Lưu ý: Không tự ý tiêm hoặc chọn địa chỉ không đủ tiêu chuẩn.
Tiêm Filler giữ được bao lâu?
Tùy loại Filler và vị trí tiêm:
- Môi, má: 6–12 tháng.
- Nếp nhăn, cằm: 12–24 tháng.
→ Sau thời gian này, Filler tan dần tự nhiên.
Filler có làm mặt bị cứng không?
Nếu tiêm đúng liều lượng và kỹ thuật, da sẽ mềm mại tự nhiên. Hiện tượng cứng thường do tiêm quá nhiều hoặc chất lượng Filler kém.
Quy trình tiêm Filler gồm những bước nào?
- Thăm khám & tư vấn: Bác sĩ đánh giá nhu cầu và vùng cần điều trị.
- Vệ sinh & gây tê (nếu cần).
- Tiêm Filler bằng kim siêu nhỏ.
- Hướng dẫn chăm sóc sau tiêm.
Tiêm Filler có đau không?
Cảm giác hơi tê nhẹ nhờ kem gây tê. Mức độ đau phụ thuộc vào vùng tiêm và ngưỡng chịu đau của từng người.
Sau tiêm Filler cần kiêng gì?
- 24h đầu: Không trang điểm, massage mặt.
- 48h: Tránh rượu bia, đồ nóng, tập thể thao mạnh.
- 1 tuần: Hạn chế nắng nóng, xông hơi.
Sưng bầm sau tiêm bao lâu thì hết?
Thường giảm sau 3–5 ngày. Có thể chườm lạnh nhẹ nhàng trong 24h đầu.
Giá tiêm Filler bao nhiêu?
Chi phí phụ thuộc vào:
- Loại Filler (Hàn Quốc, Mỹ, Thụy Sĩ…).
- Vùng tiêm (môi đắt hơn má/nếp nhăn).
- Địa chỉ thẩm mỹ (bệnh viện, phòng khám, spa).
Lưu ý: Nên yêu cầu báo giá rõ ràng trước khi tiêm.
Ai không nên tiêm Filler?
Chống chỉ định với người:
- Đang mang thai/cho con bú.
- Có bệnh tự miễn, rối loạn đông máu.
- Dị ứng với thành phần Filler.
Filler có tan được không nếu không hài lòng?
Filler HA có thể tan bằng enzyme Hyaluronidase (nếu cần thiết).
Hãy đến với Dr Mã Sơn để được trực tiếp bác sĩ tư vấn và thực hiện theo phác đồ riêng của từng người. Đăng ký thăm khám không tốn phí ngay tại ĐÂY